1. Giới thiệu tổng quan về Lễ cúng động thổ xây nhà, mâm cúng khởi công xây dựng
Dù là công trường, cửa hàng hay nhà ở, hễ khi nào xây dựng động đến đất đai thì cũng giống như là động đến thổ địa, long mạch. Để công việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì chúng ta đều phải làm lễ cúng động thổ xây nhà, chuẩn bị mâm lễ vật cúng động thổ xây nhà, khởi công xây dựng và văn khấn khi cúng động thổ xây nhà là điều hết sức cần thiết.
Mâm cúng khởi công xây dựng
1) Cúng động thổ khởi công là gì? Không cúng động thổ có sao không?
Người Việt Nam theo tín ngưỡng của Phật Giáo tin rằng: nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng làm ăn buôn bán đều là nơi có công thần địa thổ coi giữ. Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở, … tức là động đến công thần thổ địa, long mạch tại khu vực đó cho nên cần phải có lễ vật dâng cúng và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn. Vậy không cúng động thổ khởi công có sao không ?
2) Ý nghĩa của việc cúng động thổ xây nhà, khởi công xây dựng
Tín ngưỡng tâm linh từ ông bà xưa truyền lại rằng, “đất có thổ công, sông có hà bá” mỗi một vùng đất đều có những vị thần linh, thổ địa trấn giữ, đó là chưa kể đến sự trú ngụ của những vong linh lẩn khuất.
Chính vì thế, cúng động thổ xây nhà là thủ tục tối cần thiết, không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt khi dự tính xây cất hay sửa chữa nhà cửa. Đây được coi như lời trình báo đến Trời Phật, các vị thần linh, thổ địa đang trấn giữ khu đất mà chúng ta chuẩn bị đào bới, các vong linh cư ngụ về việc chuẩn bị động thổ xây nhà.
Qua đó, trước là chúng ta khấn nguyện cho quá trình xây dựng nhà cửa được diễn ra an toàn, mưa thuận gió hòa, sau là chúng ta cầu xin ơn trên phù hộ cho cuộc sống sau này được yên bình, vong linh không quấy nhiễu, công việc làm ăn tấn tới, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, bản mệnh vững vàng…
Vì vậy, để ngôi nhà mới của chúng ta được hoàn thành thuận lợi, cuộc sống gia đạo bình yên thì cách thức cúng động thổ mọi người cần lưu ý để thực hiện cho đầy đủ và tươm tất nhất có thể.
3) Mâm cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị những gì
- Một con gà luộc (hoặc heo quay)
- Một đĩa xôi
- Một chén gạo, chén muối
- Trầu, Cau, Trà, Thuốc lá
- Chai rượu trắng
- Đôi nến
- Một đĩa ngũ quả
- Một bình hoa
- Một đĩa bánh kẹo
- Một bó nhang
- Một bộ mũ ngựa quần áo mũ Thần Linh màu đỏ
- Một đinh vàng hoa
- Ba đinh tiền vàng
- Năm bánh bao chay
4) Tiến hành lễ cúng động thổ xây nhà ra sao
Đối với gia chủ
- Vào ngày giờ tốt đã chọn, gia chủ bài biện bố trí tất cả lễ vật lên một cái mâm nhỏ trên một cái bàn đặt giữa công trình.
- Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ lên một cái bàn cao (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.
- Đốt đôi nến lên, thắp 5 nén nhang.
- Gia chủ quần áo chỉnh tề, vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hoá tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo.
Tiến hành lễ cúng động thổ xây nhà
- Đối với người “mượn tuổi”
Sau khi gia chủ cúng xong thì người được “mượn tuổi” cũng vào thắp nhang cúng và khấn giống như bên trên nhưng trước đó gia chủ cần khấn là “Vì lý do không được tuổi nên chủ nhà có nhờ anh/chị ………………… năm sinh ……………. thực hiện việc động thổ thay. Kính mong bề trên thương xót cho tín chủ mà hoan hỷ phù hộ cho người được mượn tuổi được sức khỏe được bình an, tài lộc vượng tiến, đắc tài sai lộc, gia trung được thuận hòa…”.
2. Lựa chọn thời gian và vị trí động thổ theo phong thủy
Khi gia chủ muốn tiến hành động thổ, sửa chữa, mở cổng, cất nóc nhà,… thì việc chuẩn bị những lễ vật cúng động thổ là điều cần thiết. Tuy nhiên, trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ cần phải lựa chọn thời gian và vị trí động thổ theo phong thủy để đảm bảo sự thuận lợi và may mắn cho công việc xây dựng nhà cửa.
1) Lựa chọn thời gian động thổ
Theo quan niệm phong thủy, thời điểm động thổ cũng là thời điểm khởi công xây dựng nhà cửa. Vì vậy, việc lựa chọn thời gian động thổ rất quan trọng và cần được tính toán kỹ lưỡng. Thời gian động thổ tốt nhất là vào những ngày trong tháng có ngũ hành Mộc (Ngày Tý, Ngày Thân, Ngày Dậu). Đây là những ngày có năng lượng tốt, giúp cho công việc xây dựng được thuận lợi và suôn sẻ. Ngoài ra, cũng nên tránh các ngày có ngũ hành Hỏa (Ngày Sửu, Ngày Mão, Ngày Dần) vì có thể gây xung khắc với ngũ hành Mộc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cần được lưu ý khi lựa chọn thời gian động thổ như:
- Tránh các ngày trong tháng có sao Thất Sát, Hỏa Tinh, Thiên Lại, Thiên Mã, Thiên Hình, Thiên Đồng.
- Tránh các ngày trong tháng có sao Nguyệt Hình, Nguyệt Yếm, Nguyệt Phá, Nguyệt Hư, Nguyệt Hại.
- Tránh các ngày trong tháng có sao Hà Khôi, Hà Tinh, Hà Quan, Hà Đẩu, Hà Tục.
Lựa chọn thời gian động thổ
2) Lựa chọn vị trí động thổ
Ngoài việc lựa chọn thời gian động thổ, việc lựa chọn vị trí cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của công trình xây dựng. Theo quan niệm phong thủy, vị trí động thổ cần phải đúng với ngũ hành của gia chủ để tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho ngôi nhà. Vị trí động thổ tốt nhất là ở phía Đông hoặc phía Nam của ngôi nhà. Đây là hai hướng được coi là mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Nếu không thể đặt động thổ ở hai hướng này, có thể chọn các hướng khác như Tây Nam, Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cần được lưu ý khi lựa chọn vị trí động thổ như:
- Tránh đặt động thổ ở phía Tây hoặc phía Bắc vì đây là hai hướng xấu và có thể gây ra những tai ương cho gia chủ.
- Tránh đặt động thổ ở phía Đông Nam vì đây là hướng của sao Thất Sát, có thể gây xung khắc và mang lại rủi ro cho công việc xây dựng.
- Tránh đặt động thổ ở phía Tây Nam nếu gia chủ là người tuổi Mão hoặc Tuất vì đây là hướng xấu đối với họ.
Theo kinh nghiệm của người xưa thì cứ phạm phải năm Kim lâu Hay Hoàng ốc thì không nên làm lễ cúng động thổ xây nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì người làm nhà có thể mượn tuổi của những người hợp tuổi và gia chủ phải tránh mặt ở nơi cách xa nhà từ 50m trở nên trong suốt quá trình làm thủ tục động thổ cho đến khi hoàn tất lễ mới trở về. Đây được xem là một trong số những điều kiêng kỵ trong ngày động thổ.
3. “Bộ Tam Sên” là gì? Bộ tam sên trong cúng khai trương gồm những gì?
“Bộ Tam Sên” là một lễ vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng quan trọng như cúng Thổ Thần, Thần Tài, cúng Khai Trương, Động Thổ, cúng khởi công xây dựng… Hãy cùng Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Nam tìm hiểu về ý nghĩa Tam sên trong cúng khai trương.
1) Bộ tam sên là gì?
Theo lời giải thích của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, Bộ Tam Sên: là đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, miếng thịt heo (sống trên cạn) – Thổ, con tôm hoặc cua (sống dưới nước – Thủy), trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.
- Ngoài ra, “bộ tam sên” trong Kinh Lăng Nghiêm còn có một ý nghĩa khác, Đức Phật chia chúng sanh ra làm 12 loài:
- Loài sinh từ trứng (Noãn sinh).
- Loài sinh bằng thai (Thai sinh).
- Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh).
- Loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh).
- Loài có sắc (hình tướng),…
- Chữ “Tam Sên” theo dân gian truyền lại thì nó được bắt nguồn từ tên gọi “Tam Sinh”, gồm 3 biểu tượng là Thai sinh, Noãn sinh, Thấp sinh. Ngày nay thì nhiều nhà có cúng thêm cá nướng và cua (Thấp Sinh) và còn tùy vào kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng thêm đầy đặn.
2) Bộ tam sên gồm những gì ?
Tam sên: là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – miếng thịt heo (sống trên cạn), Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và lí do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực).
4. Thủ tục cúng lễ động thổ làm nhà, sắm lễ cúng động thổ
Sau khi chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà gồm những gì, lễ động thổ xây dựng cần những gì, bạn tiến hành thủ tục làm lễ động thổ, lễ cúng đặt đá xây nhà như sau:
Bước 1: Chọn xem ngày động thổ, giờ tốt khởi công
Theo hướng dẫn cúng động thổ xây nhà, ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng trong cách cúng động thổ xây nhà, nó quyết định đến sự bình an sau này của ngôi nhà.
Theo tử vi, xem tuổi cất nhà khá quan trọng, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần phải hợp với tuổi của gia chủ tức người đứng ra làm đại diện cho công trình thi công xây dựng (hay mượn tuổi của người hợp tuổi).
Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà, bài cúng động thổ làm nhà, mâm lễ cúng mở móng làm nhà
Khi đã chọn được ngày, giờ tốt, sắm lễ động thổ làm nhà và đã chuẩn bị mâm lễ vật cúng khởi công xây dựng ở một cái mâm nhỏ (nếu động thổ cúng khởi công công trình, khởi công xây dựng nhà máy, dự án, xưởng sau khi dọn mặt bằng thì đặt mâm cúng động thổ xây nhà trên một cái bàn con giữa khu đất làm lễ cúng đào móng nhà).
Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhanh rồi vái bốn phương, tám hướng. Sau đó quay mặt vào mâm lễ để khấn. Trên đây là cách cúng mở móng xây nhà mà bạn có thể tham khảo.
Bước 3: Cúng lễ cúng khởi công xây nhà
Thủ tục động thổ xây dựng nhà, cách cúng khởi công làm nhà là khá quan trọng. Cúng xây nhà động thổ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào phong tục từng địa phương, từng gia đình cũng như phụ thuộc vào thầy cúng xem xét.
Gia chủ cúng bài cúng, khấn động thổ làm nhà mới. Sau khi đã cúng khấn xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo. Khi đã rải muối gạo xong thì hãy động thổ bằng cách tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.
Riêng 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước thì cất giữ lại cho kỹ để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân
Bây giờ có lẽ các gia chủ đã hiểu rõ hơn về cúng động thổ xây nhà rồi nhỉ? Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mọi người. Bạn nên thực hiện đầy đủ để được các vị thổ thần phù hộ độ trì cho việc xây dựng được thuận lợi, suôn sẻ.